Ticker

6/recent/ticker-posts

Những bí ẩn của hệ miễn dịch

Trời chớm lạnh – người này cảm cúm liên tục, người khác thậm chí không bao giờ sổ mũi, nhức đầu. Tại sao?
Với câu hỏi mới nghe có vẻ đơn giản thế, song khoa học không có câu trả lời ngắn gọn. Người ta đổ lỗi nhiều nhát vào điều kiện thời tiết xấu (bởi cảm cúm vẫn bị nhiều nhất vào những tháng mùa đông), song liệu chúng ta có phải là thủ phạm chính?
Chuyên gia bệnh học người Mỹ, GS Jack Gwaltney (Đại học Virginia) khẳng định, nếu con người bắt đầu thực hành lối sống cách ly với cộng đồng, chắc chắn tình trạng cảm cúm sẽ giảm hẳn. Và theo nhà khoa học này, việc thường xuyên tiếp xúc với đám đông, nhất là trẻ em chính là cách dễ nhiễm virus nhất: “Nếu con cháu bạn trở về từ trường tiểu học hoặc lớp học mẫu giáo bị sổ mũi trong khi bạn không miễn dịch với những virus đó, 40% khả năng bạn sẽ mắc bệnh”.

Chúng ta chắt lọc khả năng đề kháng từ sữa mẹ, bởi trong thức ăn tự nhiên, con người tiếp nhận vốn sức khỏe lớn nhất cho phần còn lại của cuộc đời: Những kháng nguyên sẽ bảo vệ chúng ta trước các bệnh lây nhiễm và cho phép chúng ta thoát khỏi không ít tai họa nghiêm trọng đối với sức khỏe. 

Lính tuần tra trong máu

Thức ăn tự nhiên không chỉ đóng vai trò củng cố hệ đề kháng vẫn chưa được hình thành đầy đủ của đứa trẻ, mà còn tác động đến quá trình phát triển bình thường của trẻ - chuyên gia miễn dịch học, GS Kazimierz Madalinski giải thích. 
Trước khi trẻ sơ sinh ra đời, ngay qua nhau thai, trẻ đã được nhận dự trữ kháng nguyên (còn gọi là globulin miễn dịch) thuộc nhóm IgG. Suốt cả cuộc đời còn lại, những kháng nguyên này và những tế bào bổ trợ xuất hiện về sau sẽ hỗ trợ đội qun bạch cầu – những nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất của hệ miễn dịch trong nỗ lực tiêu diệt vi trùng và virus thâm nhập cơ thể. 
Trong những ngày đầu tiên sau chào đời, trẻ được dòng sữa mẹ cung cấp những thành phàn tiếp theo tạo nên lá chắn bảo vệ bên trong cơ thể: Các vi khuẩn có ích, tế bào hạt bạch cầu (trong tủy xương), các tế bào bạch huyết lympho – những lực lượng cảnh sát đặc nhiệm sẽ phải hợp đồng tác chiến nghiêm túc với nhau suốt nhiều chục năm tiếp theo, để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ thân chủ trước mọi đòn đánh của đủ loại vi trùng, virus gây bệnh. 

Thật phi lý, nhưng miễn dịch học – theo GS Madalinski – lĩnh vực chuyên nghiên cứu các cơ chế đề kháng, trong tài khoản của mình lại có nhiều công trạng trong việc triển khai các phương pháp kìm hãm phản ứng đề kháng hơn so với việc thực hành phản ứng này. Thiếu tiến bộ dạng này, sẽ không thể có những thành công ấn tượng của y học như công nghệ cấy ghép các cơ quan nội tạng cơ thể - đối tượng vốn là mục tiêu xa lạ nhất thiết phải bị tiêu diệt của lực lượng “cảnh sát đặc nhiệm” bên trong cơ thể. Kể từ thời điểm biết cách khống chế hoạt động của hệ miễn dịch, kết quả cấy ghép các cơ quan nội tạng cải thiện trông thấy.

Đội “lính tuần tra” lưu hành bên trong dòng máu buộc phải biết cách phân biệt kẻ phá hoại và tế bào của chính “quân mình”, để tránh xảy ra tình trạng tự hủy diệt (tiếc rằng thực tế thỉnh thoảng vẫn diễn ra trong cái gọi là các bệnh tự miễn dịch, thí dụ các bệnh viêm khớp hoặc bệnh tuyến giáp trạng – khi bản thân hệ đề kháng của người bệnh tiêu diệt tế bào khỏe mạnh). Thêm nữa, đó là hội chứng nhầm lẫn duy nhất giữa các tế bào ngoài hệ thần kinh, có năng lực học và ghi nhớ. 
Thiếu năng lực tự học và nhớ, hệ miễn dịch của chúng ta không thể tự xoay sở với đòn đánh cảu các bệnh lây nhiễm, vốn thường xuyên tìm cách thâm nhập vào cơ thể. Nhờ có năng lực đó, việc bảo về đơn giản hơn, bởi lẽ khi đó hệ miễn dịch đã được chuẩn bị để đảy lùi kẻ thù đã quen mặt. Hệ miễn dịch học được ăng lực này nhờ nhiều giải pháp, trong đó có tiêm chủng – các loại vacxin giúp hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta nhận biết kẻ thù. 
Như GS Michale Oldstone đã nhận xét trong cuốn sách: “Các loại virus, dịch bệnh và lịch sử nhân loại”: “Hệ miễn dịch bảo vệ chúng ta trước các bệnh lây nhiễm thông qua việc ngăn cản khả năng nhiễm bệnh. Đó là sự đơn giản hóa sai lầm, một khi hệ miễn dịch cơ thể cũng có thể bị nhiễm bệnh, song bệnh nhiễm trùng nhứ thế tiến triển nhẹ hơn và không là mối đe dọa”.

Các chuyên gia miễn dịch học đã phát hiện ra quy luật thú vị: Những vacxin đơn lẻ bảo vệ cơ thể trước những bệnh cụ thể, nhưng đồng thời cũng phát huy vai trò củn cố toàn bộ hệ miễn dịch của chúng ta – Những vacxin đó không làm giảm thiểu khả năng đề kháng của cơ thể, cũng không gây ra những tác dujngphuj không mong muốn như tuyên bố sai lầm của những người chủ trương chống tiêm chủng – GS Madalinkski nhấn mạnh. Vì thế, việc cho trẻ tiêm chủng theo đúng chỉ định đóng vai trò đặc biệt quan trọng. 

Lính trinh sát, công binh và gián điệp trong cơ thể
Liệu điều đó có nghĩa, năng lực miễn dịch của chúng ta được quyết định duy nhất bởi cha mẹ và phụ thuộc vào thực tế họ có trang bị bộ gien di truyền thế nào cũng như sự lo xa đến vốn sức khỏe cần thiết cho chúng ta đến đâu? 
Có khá nhiều khía cạnh chính xác trong cách nghĩ như thế, bởi cho đến nay các nhà miễn dịch học vẫn chư thể soạn thảo “đơn thuốc” khả dĩ giúp con người sở hữu hệ miễn dịch thực sự hoàn chỉnh. 

Mặt khác, riêng số lượng tế bào bảo vệ và những kháng thể hỗ trợ chúng không đóng vai trò quyết định sức mạnh của hệ miễn dịch, mà cả khả năng sẵn sàng hành động của chúng – Sự đề kháng, miễn dịch? Đó là cách nói ngắn gọn – GS BS Bozena Cukrowska, giám đốc Trung tâm Sức khỏe Trẻ em Ba Lan nhấn mạnh. 
Trong thực tế, đó là những cơ chế phân biệt “quân địch” và “quân ta”. Tuy nhiên, chỉ những cơ quan cụ thể và tế bào tham gia vào những cơ chế này. 
Thứ nhất, những bộ phận xuất hiện và trưởng thành đội quân vệ sĩ và nơi tập trung quân – trường hợp xuất hiện bệnh lây nhiễm như tủy xương và amidan. 
Thứ hai, hệ thống mạch máu và bạch huyết là đường vận chuyển của chúng. 
Cuối cùng, đội quân tế bào bạch huyết, bạch cầu hạt, các vi khuẩn có ích và các tế bào hình cây, mà một bộ phận chuyên sản xuất kháng thể haowjc các hợp chất đặc biệt nhằm tiêu diệt các tế bào đã bị nhiễm virus và vi trùng. 

Như vậy, trong thành phần cấu thành các lực lượng bảo vệ cơ thể tự nhiên không chỉ có toàn chiến sĩ ngoài mặt trận làm nhiệm vụ tiêu diệt bệnh lây nhiễm thâm nhập vào cơ thể. Bênh cạnh binh đoàn “thi hành án”, đội ngũ chiến binh đa dạng và thông minh hơn là lực lượng trinh sát, lính công binh và lực lượng gián điệp được huấn luyện tinh nhuệ. 
Vì thế, bạch cầu (tế bào bạch huyết là một trong những đơn vị thuộc đội quân tế bào rất đa dạng này) không chỉ loại bỏ vi trùng, mà còn thu nhận các tín hiệu phát ra từ các tế bào – “quân ta”, nhờ thế chúng có thể phân biệt được tế bào nhiễm bệnh và tế bào khỏe mạnh. 
Sẽ thu được lợi ích lớn, một khi chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của hệ miễn dịch. Tuy nhiên các hướng dẫn của giới khoa học về lĩnh vực này vẫn chưa có gì cụ thể và nếu muốn thực hiện, chỉ cần thực hành nếp sống lành mạnh. 

Điều đó có nghĩa: Không làm việc quá sức, không thức quá khuya và ngủ đủ, luyện tập thể lực vừa phải (nỗ lực thái quá không cải thiện khr năng miễn dịch, trái lại – còn làm suy giảm), rèn luyện thường xuyên, ngoài ra – nên ăn sữa chua, tỏi tươi nhằm kích thích hiệu quả hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, những chất không thể thiếu nữa là các thực phảm giàu các nguyên tố vi khoáng như sắt, magie, kẽm, canxi, selen.