Các
hãng thực phẩm quảng cáo rầm rộ những món ăn “lành”, ít năng lượng dành cho người
bệnh tiểu đường hoặc người ăn kiêng giảm cân là những thức ăn “nhẹ” phù hợp cho
họ. Nhưng, có thật những thức ăn ấy có ích cho sức khỏe?
“Thức ăn nhẹ” trong thực đơn ăn kiêng
Hơn lúc nào hết, những tiêu chuẩn
được đề cao hiện nay là đẹp, mảnh mai và khỏe. Trên thị trường, các thức ăn nhẹ
ngày càng đa dạng, được giới thiệu bằng những lời quảng cáo hấp dẫn. Người tiêu
dùng không khỏi băn khoăn vì chưa rõ thế nào là thức ăn nhẹ
Những thực phẩm ăn kiêng đóng hộp được dán nhãng thực phẩm "nhẹ" không đường |
Thức ăn nhẹ đầu tiên xuất hiện trên
thị trường là sữa đã hớt kem trong thập niên 1960, sau đó đủ mọi loại thức ăn
nhẹ lần lượt xuất hiện. Hiện nay ta có thể tìm thấy hơn 600 thức ăn nhẹ trên thị
trường: yaourt, bơ, kem tươi, pho mát,… Để được xem là nhẹ, sản phẩm liên quan
phải giảm 25% đường hay chất béo tùy trường hợp. Bao bì phải ghi rõ thành phần
được giảm và sản phẩm đối chiếu. Người tiêu dùng cần xem lượng calorie, đường
và chất béo do sản phẩm cung cấp để biết rõ giá trị của nó về mặt dinh dưỡng.
Chất gì thay thế đường trong thức ăn nhẹ?
Bạn đang theo một chế độ ăn kiêng
và không muốn thêm đường vào món ăn? Các nhà sản xuất thực phẩm đã nghĩ đến điều
này và cung cấp cho bạn aspartame để tạo ra vị ngọt cho thức uống bạn ưa thích,
đồng thời vẫn giúp bạn giữ được vóc dáng, giảm cân an toàn.
Trước hết, bạn cần hiểu đúng một số
ghi chú trên bao bì:
- - “Không đường”: có không hơn 0.5g đường trong 100g sản phẩm
- - “Hàm lượng đường thấp”: có không hơn 5g đường trong 100g sản phẩm.
- - “Không thêm đường”: không có nghĩa là không có đường trong chất cốt sản phẩm. Đây là trường hợp các loại nước trái cây tự nó đã có nhiều đường.
Có nhiều cách để giảm đường trong
thực phẩm:
- - Hạn chế lượng đường thêm vào (mứt, nước ép trái cây,…)
- - Thay thế một phần đường bằng một chất làm dịu vị (chẳng hạn như aspartame)
- - Thay thế glucose bằng một loại đường khác như fructose (đường tự nhiên trong trái cây), loại đường ít làm tăng đường huyết hơn glucose.
Chất làm dịu vị là những sản phẩm tạo
vị ngọt mà không cung cấp calorie hoặc tạo vị ngọt với lượng calorie thấp hơn
loại đường trắng thông thường. Các chất làm dịu vị thông dụng là aspartame,
saccharine
0% chất béo trong thực phẩm ăn kiêng là có lợi?
Ghi chú 0% chất béo trên bao bì có
thể khiến người ta nghĩ rằng năng lượng sản phẩm bằng 0, nhưng sự thật không phải
như vậy: không có chất béo nhưng lại có đường cung cấp nhiều năng lượng. Đối với
những chất béo (vốn cung cấp nhiều calorie) có nguồn gốc từ sữa hay thực vật, độ
giảm chất béo dao động trong khoảng 0 – 40% so với sản phẩm đối chứng.
Trong số những chất được thêm vào
thức ăn nhẹ không nhạt nhẽo, có những chất động (gelifiant) mà chất nền thường
là thịt heo như trong kẹo, mứt), chất xơ, đường, nước, khí. Vì vật, thực phẩm
ít chất béo, nhưng ngọt hơn và mùi vị kém hơn.
Mặt khác, ghi chú 0% chất béo khiến
ta mất cảnh giác. Thay vì ăn một cái bánh ngọt với lượng đường vừa phải, ta lại
ăn 3 – 4 chiếc bánh ít bơ.
Dòng sản phẩm "không đường" dành cho người ăn kiêng của Coca |
Aspartame nguy hiểm cho sức khỏe không?
Đau đầu, sốt, choáng váng, nôn,
tăng trọng, trầm cảm, lo âu, mất trí nhớ, mất ngủ, mất vị giác, diễn đạt khó
khăn, có những vấn đề về thị giác,… Danh sách những triệu chứng đáng sợ ấy
tương ứng với những tác dụng phụ của aspartame. Chất aspartame làm dịu vị này lại
có nhiều trong thức ăn nhẹ, nhất là các loại thức ăn giảm đường.
Chất aspartame thay thế đường đang
gây nhiều cuộc tranh cãi này gồm 3 thành phần hóa học: acide aspartique,
phenylalanine và ester methyle. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học nhằm chứng minh
những hệ quả về lâu về dài khi hấp thụ nhiều aspartame qua các thức ăn nhẹ. Tuy
vậ, người ta không thể dựa trên những kết quả nghiên cứu ấy để khẳng định dứt
khoát rằng aspartame nguy hiểm cho sức khỏe.
Đường aspartame thường được thay thế trong các thực phẩm dành cho bệnh nhân bị tiểu đường |
Tuy nhiên, cơ quan an toàn thực phẩm
của Pháp (AFSSA) đã nghiên cứu và đưa ra ý kiến chính thức vào tháng 5.2002,
xác định không hề có nguy cơ này. Theo AFSSA, các dữ liệu khoa học không cho
phép xác lập mối liên hệ giữa sự tiếp xúc với aspartame và u não ở con người
hay loài vật.
Chất thay thế đường này không có hại
nhưng nó làm tăng trọng lượng dễ dàng hơn. Người ta vẫn chưa rõ vì những chất dịu
vị làm tăng vị ngọt mà không cần glucide nhưng lại tác động như một mồi nhử
đánh lừa não. Não cảm thấy vị ngọt nhưng không ghi nhận calorie đi kèm. Trong
những điều kiện này, cơ thể luôn đòi hỏi thêm đường (để có sự tương ứng giữa
mùi vị nhận được và lượng calorie).