Trẻ em thường ra đời với bộ ruột không có
vi khuẩn. Các vi khuẩn phát sinh từ khi đứa bé tiếp xúc với người mẹ. Sữa mẹ là
nguyên tố giúp đứa bé tự sản xuất các vi khuẩn có chất lượng. Sự cư trú của các
loại vi khuẩn trong ruột sẽ khởi động hệ miễn dịch. Sau đó, các vi khuẩn đường
ruột sẽ phát triển theo thời gian và ngày càng đa dạng. Một người trưởng thành
có trong cơ thể khoảng 400 loài vi khuẩn khác nhau trong số 100.000 – 200.000 tỉ
vi khuẩn đường ruột.
Sự quân bình của các vi khuẩn đường ruột,
nghĩa là mối tương quan cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại,
luôn là một trong những yếu tố quyết định sức khỏe. Sự quân bình này giúp chúng
ta chống lại các chứng nhiễm trùng đường ruột ảnh hưởng đến các tế bào trên
thành ruột của chúng ta. Mới đây, người ta đã khám phá ra rằng ruột vốn có chức
năng nội tiết: nó tiết ra khoảng 50 chất (các peptide) hoạt động từ xa qua
trung gian các tín hiệu được chuyển đến não bộ. Một số chất can thiệp vào việc
kiểm soát cảm giác ngon miệng và việc phát hiện những chất này mang lại hy vọng
trong việc điều trị chứng béo phì và bệnh tiểu đường loại 2. Một công trình
nghiên cứu ở Phần Lan cho thấy người ta có thể kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng
cách tác động đến các vi khuẩn đường ruột của những người béo phì.
Khi bị rối loạn, ruột có thể dễ dàng bị thẩm
thấu và các loại protein không mong muốn sẽ thấm qua, chẳng hạn như các loại vi
khuẩn hoặc các độc tố. Từ đó có thể phát sinh các chứng nhiễm trùng hoặc chứng
viêm mãn tính nhẹ. Hơn nữa, tình trạng này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự
bộc phát của nhiều chứng bệnh như chứng béo phì, tiểu đường loại 2, ung thư đại
tràng và các chứng viêm đường ruột.
Ruột của chúng ta chứa hàng tỷ vi khuẩn:
chúng nuôi dưỡng màng nhầy, đóng một vai trò trong hệ miễn dịch và ngăn chặn
các loại vi trùng có hại xâm nhập cơ thể. Thành phần của vi khuẩn đường ruột
thay đổi tùy theo tuổi tác, giới tính và chế độ dinh dưỡng. Người gầy không có
những vi khuẩn giống như người béo phì.
Chế độ dinh dưỡng có thể bảo vệ vi khuẩn đường ruột?
Có hai giải pháp bổ sung cho sự can thiệp
vào các vi huẩn đường ruột. Trước tiên là các loại thực phẩm (yaourt, sữa lên
men, thực phẩm chức năng,…) sẽ mang lại các vi khuẩn “có ích” mới. Các thực phẩm
này được chỉ định để khắc phục những rối loạn đường ruột hoặc phục hồi các vi
khuẩn đường ruột sau một đợt điều trị bằng kháng sinh. Thứ hai là các tiền vi
sinh, nhưng loại này không có vai trò như loại trên. Chúng chỉ cung cấp các loại
thức ăn đặc biệt để kích thích một số loại vi khuẩn. Tiền vi sinh được sử dụng
nhiều nhất là inulin được chiết suất từ rau diếp. Người ta tìm thấy inulin
trong các loại rau củ như hành tây, tỏi tây, chuối,… các sản phẩm đã gạn mỡ, đường
và các loại thực phẩm chức năng.
Tại sao một số người khó tiêu hóa sữa?
Trong một cuộc họp do OCHA (ofice of the
Coordination of Humanitarian Affairs) tổ chức, bác sĩ Philippe Marteau, chuyên
gia về tiêu hóa, cho biết: “Từ khi mới sinh, mỗi ngwoif trong chúng ta đều có một
loại enzyme (lactase) có khả năng tiêu hóa sữa. Nhưng tính năng của nó giảm dần
theo tuổi tác từ khi chúng ta thôi bú. Những người còn giữ được lượng lactase
khá linh hoạt sẽ tiêu hóa được sữa suốt đời. Nhưng nếu loại enzyme này không
còn hoạt tính nữa, đường của sữa lactose sẽ không được hấp thụ. Đường sẽ gây
lên man và sinh khí với triệu chứng khó tiêu (no hơi, tiêu chảy) nếu khả năng
gây lên men của ruột già bị suy giảm. Chỉ khi ruột bị viêm, khả năng hấp thu sữa
mới giảm. Khi uống sữa trong bữa ăn, ta sẽ thấy dễ chịu hơn khi uống sữa lúc bụng
đói vì sữa được ruột hấp thu chậm hơn.